Thống kê truy cập
Số người đang truy cập: 4703
Tổng số người truy cập: 8536450
21/3/2012 19:35:23
Ổ bụng đầy mủ sau mổ ruột thừa
10 ngày sau khi phẫu thuật nội soi để cắt ruột thừa tại một bệnh viện, chị Hoa bỗng đau bụng dữ dội. Khi đến khám tại Bệnh viện An Sinh (TP HCM), các bác sĩ xác định vị trí mổ cũ đã bị hoại tử. Bác sĩ Trần Quang Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện An Sinh cho biết, nguyên nhân khiến bệnh nhân bị viêm nhiễm là do một phần ruột thừa vẫn chưa được cắt trọn vẹn. Đến bệnh viện ngày 8/3 trong tình trạng đau bụng dữ dội, sau khi siêu âm, chị Hoa được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật do mỏm cắt ruột thừa được cắt trước đó bị tổn thương nghiêm trọng. "Trong quá trình phẫu thuật nội soi, các bác sĩ đã phát hiện phần ruột thừa còn sót lại bị hoại tử tạo thành ổ áp xe. Chúng tôi đã phải dẫn lưu dịch mủ ra ngoài sau đó khâu vùi phần mỏm cắt ruột thừa", bác sĩ Tuấn cho biết. Chị Hoa kể, xuất viện sau 4 ngày mổ ruột thừa bằng nội soi, chị không có cảm giác đau. "Song đến ngày thứ 10 thì tôi bị đau bụng dữ dội. Vị trí đau trùng với vị trí mổ ruột thừa", chị nói. Chiều 15/3, dù vẫn còn phải nằm viện để được theo dõi, song chị Hoa cho biết không còn bị đau bụng nữa. Bác sĩ Tuấn cho biết, trong trường hợp này, nếu nhập viện chậm và không được chẩn đoán điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị viêm phúc mạc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Cũng qua trường hợp của chị Hoa, ông Tuấn khuyên những bệnh nhân sau khi phẫu thuật nói chung và mổ ruột thừa nói riêng, nếu thấy có triệu chứng bất thường thì khẩn trương nhập viện. "Việc chủ quan không đến bệnh viện khám có thể dẫn đến hậu quả khó lường", bác sĩ Tuấn nói. Cắt ruột thừa bằng nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến. Phương pháp có nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, thời gian phẫu thuật được rút ngắn. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa, cũng vì thủ thuật nội soi nên việc khâu vùi mỏm cắt ruột thừa khó thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân khiến mỏm cắt dễ bị viêm nhiễm. Muốn khâu vùi mỏm cắt bằng nội soi đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao. * Tên bệnh nhân đã được thay đổi Cao Lâm
Nghiên cứu Cedemex
tại Trung Quốc
-cua-thuoc-Cedemex---3767.jpg)